Trong các tài liệu SEO từ trước đến nay, những người làm SEO luôn đề cập đến hai vấn đề chính của nó là SEO Onpage và Offpage.
Cả hai đều quan trọng như nhau nhưng Seo Onpage luôn được lên hàng đầu bởi vì nó là sự khởi nguồn đầu tiên cho một chiến dịch seo. Một website/blog khi mới bắt đầu chắc chắn bạn chưa thể xây dựng liên kết ngay lập tức mà cần phải tối ưu hóa onpage kỹ càng trước tất cả các công việc khác.
SEO Onpage như thế nào là hợp lý? cách SEO có gì mới mẻ trong năm 2014 này và cần có chiến dịch và kỹ thuật như thế nào để làm tốt công việc này. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tối ưu hóa Seo Onpage cơ bản cho những người mới bắt đầu SEO và củng cố thêm kiến thức cho những ai quan tâm. Bạn có thể tham khảo các bước cơ bản về SEO Onpage được chia thành từng phần dưới đây để tiện theo dõi và thực hành.
Giới thiệu về SEO Onpage
SEO onpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa trang web sao cho thân thiện với các bộ máy tìm kiếm nhằm đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Nó là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi hoc seo hay làm seo vì các SE (search engine – bộ máy tìm kiếm) sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia tăng vị trí xếp hạng trên các SERPS (những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm trả về) nếu bạn thực hiện Onpage tốt. Để hiểu hơn về SEO onpage trước tiên bạn cần hiểu thế nào là Tối ưu hóa các nhân tố cơ bản trên website/blog
CHIẾN LƯỢC SEO ONPAGE :
I. Tối ưu hóa các thẻ được sử dụng trong nội dung bài viết
1.1. Thẻ heading
a. Title (Tiêu đề): là phần quan trọng nhất của các yếu tố từ khóa trên trang, tiêu đề trang tốt nhất nên sử dụng các thuật ngữ, từ khóa/cụm từ là từ đầu tiên. Việc sử dụng thuật ngữ từ khóa/cụm từ nằm ở vị trí đầu tiên trong tiêu đề trang có mối tương quan cao nhất với thứ hạng cao, và vị trí tiếp theo tương quan gần như hoàn hảo với thứ hạng thấp.
b. Thẻ Meta Description: mặc dù không đóng vai trò quan trọng trong việc “xếp thứ hạng” tuy nhiên meta description đóng vai trò quan trong đối với các công cụ tìm kiếm vì công cụ tìm kiếm này sẽ bôi đậm các từ khóa, cụm từ trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Sử dụng các từ khóa 1 cách thông minh kèm theo những miêu tả hấp dẫn sẽ thu hút người tìm kiếm muốn click từ đó sẽ tăng lượng truy cập tới website của bạn.
c. Meta keyword: Đây là thẻ với mục đích cung cấp từ khóa liên quan của trang web với các cái Spider. Yahoo! Được cho là công cụ tìm kiếm khá độc đáo trong việc ghi lại và sử dụng các thẻ meta keyword để phát hiện, mặc dù không thuộc lĩnh vực kỹ thuật dành cho bảng xếp hạng. Ví dụ bạn muốn seo các từ khóa liên quan đén lĩnh vực đào tạo seo và dịch vụ seo. Bạn có thể chèn các từ khóa như “dao tao seo, dich vu seo, hoc seo, dich vu seo gia re…” vào trong thẻ meta keywords. Trước đây, các máy tìm kiếm đều lấy thông tin nội dung trong thẻ này để phân loại website đó trong cơ sở dữ liệu. Giúp xuất kết quả tìm kiếm phù hợp khi có các yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, với bộ Bing của Microsoft được thiết lập trên Yahoo! bạn không nên sử dụng thẻ này nữa.
d. Meta Robots: mặc dù không cần thiết, nhưng bạn phải kiểm tra lại cho chắc chắn liệu thẻ Meta Robots đã ngăn không cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu mà đang cấm không nhé. Bạn có thể xem hướng dẫn tạo và sử dụng file robot.txt
e. Rel=”Canonical”: một trang web càng lớn càng phức tạp đối với các tổ chức doanh nghiệp làm việc, trao đổi chia sẻ dữ liệu trên website thì càng quan trọng hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên thêm một rel canonical tag vào URL bị trùng lặp để ngăn chặn bất kỳ bản sao chép hay bản trùng lặp nội dung với website bạn.
f. Các thẻ meta khác: các thẻ meta giống như các cung cấp do DCMI hay FGDC nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng hiện tại nó không cung cấp lợi ích cho SEO dành cho các công cụ chính do đó chúng ta không cần thêm chúng bởi nó không cần thiết mà thêm tốn thời gian tải về
g. Tối ưu URL
Độ dài URL càng ngắn càng tốt và nó nên được viết ở dạng tĩnh như vậy cơ hội cho các bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao và nó có nhiều khả năng được sao chép, chia sẻ và link đến các trang web khác.
Độ dài URL càng ngắn càng tốt và nó nên được viết ở dạng tĩnh như vậy cơ hội cho các bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao và nó có nhiều khả năng được sao chép, chia sẻ và link đến các trang web khác.
h. Vị trí từ khóa: Nếu từ khóa tìm kiếm gần giống với tên domain của bạn thì rất tốt. Bạn nên tối ưu đường dẫn trong trang con của bạn như sau sẽ tốt hơn: site.com/bai-viet nhanh lên hơn so với site.com /ten-chuyen-muc/ten-chuyen-muc-con/bai-viet và là phương pháp đề nghị tối ưu hóa nhất.
i. Tên miền phụ so với page: Đây là một trong những khái niệm cơ bản mà mỗi webmaster, SEOer cần phải nắm rõ trong quá trình phát triển Web. Nó là nhân tố quyết định đến thứ hạng trang rất lớn nếu bạn biết và áp dụng thực tế đúng. Với các yếu tố khác nhau như Sub-Domain, Domain, Folder/Path, Page là các yếu tố có thể chứa từ khóa. Nó không phải là bắt buộc phải có các từ khóa nhưng nếu có thể đặt tên thư mục và các trang với các từ khóa thì việc thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm sẽ dể dàng hơn, index nhanh hơn và quay lại các trang cho các từ khóa thích hợp.
k. Phân cách từ ngữ: Dấu gạch ngang vẫn là vua của dải phân cách từ khóa trong các URL. Google xem xét dấu gạch ngang được phân cách từ nhưng chưa được lập trình chương trình tìm kiếm của họ để xem xét dấu gạch dưới như phân cách từ. chúng tôi khuyên bạn sử dụng dấu gạch ngang trong cấu trúc URL của bạn hoặc không phân cách ở tất cả các từ. Chú ý: Điều này không nên áp dụng cho các tên miền gốc, nếu bạn đang có một URL chưa dấu gạch dưới tốt nhất là bạn cứ để yên chúng đừng thay đổi chúng.
1.2. Thẻ tag phần thân.
Hầu hết các SEOer không để ý tới thẻ tag phần thân nên việc seo một website cũng trở nên khó khăn hơn. bởi vì khi chúng ta càng cố gắng tối ưu hóa nội dung bài viết bao nhiêu thì công việc SEO càng tốt bấy nhiêu.
Hầu hết các SEOer không để ý tới thẻ tag phần thân nên việc seo một website cũng trở nên khó khăn hơn. bởi vì khi chúng ta càng cố gắng tối ưu hóa nội dung bài viết bao nhiêu thì công việc SEO càng tốt bấy nhiêu.
II. Liên kết nội bộ và kiến trúc trang web
1. CTR: Số lần nhấp chuột lên URL trang web của bạn từ trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ mang lại tác dụng rất tốt trong việc tăng thứ hạng của website bạn. Để được nhấp chuột nhiều từ các trang con trong website đòi hỏi bạn phải tối ưu từ khóa tốt bên cạnh đó bạn cần chú trọng trong việc thiết kế xây dựng website sao cho thân thiện với người dùng. Từ đó họ sẽ ở lại website của bạn lâu hơn nhấp chuột tìm hiểu sâu hơn các trang bên trong. Điều này mang lại ý nghĩa rất to lớn làm tăng độ uy tín của website chứng tỏ công việc tối ưu từ khóa của bạn rất tốt.
2. Số lượng – Tỷ lệ liên kết nội bộ: Liên kết nội bộ được xây dựng trên cùng 1 trang để liên kết các bài viết lại với nhau 1 cách chặt chẽ. Càng nhiều trang được liên kết thì hiệu quả cao hơn và giúp tăng thứ hạng trên các trang SERP.
3. Liên kết trong nội dung so với hướng dẫn thường trực: Hẳn như ai cũng biết về trang Wikipedia việc sử dụng liên kết đến các trang trong giống như phong cách sử dụng của Wikipedia (liên kết trong phần nội dung của mỗi bài) mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, đừng quên là Google chỉ đếm liên kết đầu tiên đến một trang mà nó nhìn thấy trong HTML.
4. Vị trí đường link trong Sidebars & Footers: Theo kinh nghiệm của các chuyên gia SEO cho thấy Google sẽ cắt giảm những liên kết được đặt ở footer vì vậy các link nên đặt ở phần thân của website hoặc ở vị trí càng cao càng tốt. Với định hướng SEO dài hạn bạn có thể chấp nhận chịu chi phí trả tiền để đặt link ở vị trí cao nhất có thể nhằm phục vụ cho mục đích SEO của mình.
III. Cấu trúc website
1. Vị trí từ khóa: Các từ khóa quan trọng tốt nhất nên xuất hiện ngay trong bài viết nằm trong khoảng từ 50-100 từ đầu tiên (hoặc sớm hơn càng tốt). Các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho các trang có sử dụng các từ khóa xuất hiện ngay ở đầu bài viết vậy bạn nên chèn từ khóa trong khoảng 50-100 ký tự đầu là tốt nhất.
2. Cơ cấu nội dung: Giống như chúng ta viết văn 1 bài viết thường có phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong SEO cũng giống như vậy mặc dù không tìm thấy dữ liệu nào chứng minh về cơ cấu nội dung như vậy sẽ giúp tăng thứ hạng website. Nhưng tốt nhất bạn nên trình bày bài viết của mình 1 cách mạch lạc, quy củ theo tuần tự sẽ tốt cho nội dung để khách ghé thăm sẽ nán lại lâu hơn vì thấy trang của bạn hữu ích
EmoticonEmoticon