Saturday, June 11, 2016

Cách Làm Local SEO Hiệu Quả

Cách Làm Local SEO Hiệu Quả



SEO-LOCAL
SEO-LOCAL

LOCAL SEO

Cách Làm Local SEO Hiệu Quả-Có thể nói để có được một vị trí, một thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google, yahoo.. không hề đơn giản mà đàng sau đó là cả một quá trình SEO bao gồm nhiều chiến lược từ SEO Onpage đến SEO Offpage và bây giờ là Local SEOLocal SEO được nhắc đến như một hình thức tối ưu hóa thứ hạng trên một số từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. Ví dụ như các từ khóa Vé máy bay đi Hà Nội, du lịch Sapa, hải sản Vũng Tàu…v.v..đều là các từ khóa Local SEO. Hình thức này thì thường là được các doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh áp dụng để họ tập trung vào một phân vùng khách hàng nào đó để khai thác tiềm năng. Local SEO tương tự  như bạn đang tìm khách hàng mục tiêu của mình trước khi bắt đầu thu hút họ trong chiến lược xây dựng kế hoạch Internet marketing.
Về cơ bản, hình thức Local SEO cũng là SEO nên cũng bao gồm các bước như nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO Onpage, tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlink). Nhưng để có thứ hạng, độ uy tín tốt hơn thì Local SEO cũng bao gồm vài thủ thuật làm SEO hoàn toàn khác so với quy trình SEO thông thường. Do mình không có nhiều kinh nghiệm trong local SEO lắm nên bài viết này có thể thiếu cho các bạn, các bạn có thể tìm hiểu nó thêm trên Google.

Spam từ khóa – điều tối kỵ trong Local SEO

Trước khi bắt đầu tối SEO Local thì bạn cần nên biết một điều đó là trong Local SEO cho dù bạn đứng thứ hạng cao nhất thì cũng chưa chắc gì nhận được nhiều lượt click. Nguyên nhân chính đó là các từ khóa ở thẻ thẻ title, description bị spam vô tội vạ, mà đối tượng của bạn đa phần là khách hàng, nhà nghiên cứu và họ cần thông tin về địa phương hay loại hình dịch vụ trong một địa phương. Hãy dùng các từ khóa quan trọng một cách thích hợp để viết thẻ title, description có nghĩa, đồng thời cũng nên kết hợp với một vài từ khóa phụ để có độ bao phủ từ khóa cao hơn.
Các từ khóa chính cũng nên được thay đổi và liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau để tăng độ “phủ sóng” cũng như tránh các hình phạt spam từ khóa từ Google. Bạn biết đấy kiến thức SEO ko ngừng được cập nhật theo sự  phát triển của công nghệ nên bạn cần những kĩ thuật SEO tân tiến nhất nhưng đừng bao giờ cố trở thành một SEO blackhat.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa tỷ lệ CTR cũng luôn rất cần thiết trong SEO Local.
Tối ưu On-page trong SEO Local
Địa phương hóa thẻ title và description
Trước khi bạn muốn SEO lên top bạn phải sẵn sàng cho lời mời chào hấp dẫn để khách  hàng tiềm năng click vào website của bạn. Giả sử bạn có một nhà hàng hải sản tại Vũng Tàu thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới đó là từ khóa đại loại như “Nhà hàng hải sản Vũng Tàu” luôn đặt trên đầu tiên ở 2 thẻ này. Nên nhớ, tránh spam từ khóa các kiểu như lặp đi lặp lại các từ khóa quan trọng mà hãy viết nó thành một câu có nghĩa trong khuôn khổ giới hạn 140 ký tự ở thẻ description và 70 ký tự thẻ title. Đó là bệnh dễ mắc phải của người mới bắt đầu làm SEO.
Địa phương hóa nội dung
SEO cũng có nghĩa bạn phải đảm bảo tần suất xuất hiện trước khách hàng tuy nhiên hãy chèn nó một cách hợp lí và khoa học. Cũng như 2 thẻ trên mà mình đã đề cập, các từ khóa về dịch vụ/sản phẩm của bạn đi đôi với tên địa phương cũng nên được “rải đều” trong nội dung và hãy chắc chắn rằng trong một nội dung 700 ký tự thì các từ khóa quan trọng phải lặp đi lặp lại tầm 4 lần. Sự lặp lại ở đây có nghĩa là có nhiều biến thể từ khóa được lặp lại đồng đều, ví dụ như trong một bài giới thiệu thì bạn nên có 4 từ khóa như thế này cho một nhà hàng hải sản tại Vũng Tàu, đó là quy tắc của SEO bạn phải viết một bài viết với độ bao phủ từ khóa từ 3-7% trong bài viết.
– Nhà hàng hải sản Vũng Tàu
– Ăn hải sản tại Vũng Tàu
– Hải sản giá rẻ ở Vũng Tàu
– Quán ăn hải sản Vũng Tàu
Đó chỉ là ví dụ, bạn có thể biến đổi thế nào tùy bạn, miễn là hãy chắc chắn rằng các biến thể từ khóa này luôn là các từ khóa được nhiều người tìm kiếm để tiến gần mục tiêu SEO của bạn.
Chèn thẻ Meta GEO vào thẻ <head> của website


SEO-LOCAL
SEO-LOCAL

Có một thủ thuật nhỏ trong Local SEO để tăng thứ hạng trên một từ khóa liên quan tới một địa phương nào đó mà nhiều người đã bỏ sót đó là sử dụng thẻ Meta GEO. Các bạn có nhớ rằng trên Google có chức năng lọc kết quả theo địa phương không? Hãy xem ảnh dưới đây.
Thẻ GEO này hoạt động giống như thẻ meta keyword trước đây nhằm khai báo tọa độ chính xác của doanh nghiệp của bạn, từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo. Các bạn có thể vào đây để tự tạo một thẻ Meta GEO dựa trên địa chỉ của bạn. Hãy nhớ GEO khi nhớ đến việc SEO bạn nhé.
Một thẻ Meta GEO có cấu trúc giống như thế này
<meta name=”geo.region” content=”VN” />
<meta name=”geo.placename” content=”tp. Vũng Tàu” />
<meta name=”geo.position” content=”10.41138;107.136224″ />
<meta name=”ICBM” content=”10.41138, 107.136224″ />
Sau đó các bạn đặt nó vào cặp thẻ
Mã:
<head> </head>
như bao thẻ meta khác.
Sử dụng GEO Sitemap và tập tin KML
Cũng giống như thẻ Meta GEO, GEO Sitemap cũng giúp bạn đạt thứ hạng cao trên một địa phương nào đó nhờ việc khai báo địa chỉ, phân vùng thích hợp vào sitemap. Còn tập tin KML (.kml) cũng là một loại sitemap đặc biệt để website của bạn có thể được Google Earth đánh dấu. Bạn có thể hiểu tương tự  như khi bạn SEO Onpage đạt chuẩn với sitemap cho chính website của mình
Sử dụng công cụ  GEO Sitemap Generator để tạo, bạn sẽ nhận được 2 tập tin này sau khi tạo xong. Việc còn lại là upload lên thư mục gốc của website và submit nó vào Google Webmaster Tools như một sitemap bình thường.
Tối ưu Google Place


LOCAL SEO
Local SEO

Google Place luôn được các doanh nghiệp sử dụng đầu tiên để đưa các thông tin về doanh nghiệp lên Google Map, sau đó nếu có các truy vấn tìm kiếm liên quan thì các thông tin này sẽ được hiển thị dưới dạng đặc biệt. Điều này giúp cải thiện hiệu quả  SEO của bạn nhanh chóng trong xác định chính xác doanh nghiệp.
Nếu bạn chưa biết cách đưa thông tin doanh nghiệp lên Google Place thì có thể làm theo hướng dẫn chi tiết tại đây hoặc xem video hướng dẫn dưới đây.
http://www.youtube.com/embed/DiGnnbLW6ao
Trong phần này mình sẽ nói qua một vài cách sử dụng Google Place hợp lý để có thứ hạng tốt hơn trên Google Place cũng như thu hút khách hàng nhấp vào.
Sử dụng tên thật của doanh nghiệp
Có một điều dễ sai lầm đối với những người “nghiện SEO” đó là đặt từ khóa ở bất cứ đâu có thể. Về các trang nội dung thì cách này rất tốt, rất có lợi nhưng khi bạn khai báo các địa chỉ doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp của mình lên Google Place hay các trang tương tự thì việc làm này sẽ không có mấy thiện cảm gì đâu, đặc biệt nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của bạn vì Google Place là nơi để bạn “bành trướng” thương hiệu của mình mà.
Ở ngay phần khai báo tên doanh nghiệp, thì tốt nhất bạn nên kết hợp 1 từ khóa cơ bản và tên thật của doanh nghiệp. Ví dụ như Nhà hàng hải sản Ngọc Thạch chẳng hạn để tạo dấu ấn cho khách hàng tiềm năng khi bạn đã SEO đạt hiệu quả thì đó là cách để khách hàng nhớ tới bạn và duy trì lượng view cho bạn.
Sử dụng từ khóa chính trong phần mô tả nhưng không spam
Sử dụng thích hợp ở đây có nghĩa là bạn mô tả chính xác, ngắn gọn, rõ ràng về doanh nghiệp của bạn trong vòng 200 ký tự bao gồm từ khóa chính, ví dụ như: Nhà hàng hải sản Ngọc Thạch là địa điểm ăn hải sản lý tưởng tọa lạc tại số N đường ABC phường XYZ, tp.Vũng Tàu……….bla bla…. blo blo…ble ble….đủ kiểu. Nên nhớ điều này rất quan trọng khi bạn làm SEO.
Sử dụng Youtube Video và hình ảnh tối đa
Video và hình ảnh khi được đưa vào Google Place sẽ rất có lợi cho phần mô tả doanh nghiệp của bạn trên Google Place và đoạn video này cũng sẽ được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm nếu một từ khóa liên quan.
Việc quay video đôi khi cũng gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Nhưng đừng lo lắng, bạn có thể dùng các phần mềm làm slide thông dụng như Proshow để làm các slide ảnh đẹp về doanh nghiệp, chèn các chữ mô tả vào. Miễn người ta có thể khai thác nội dung thông qua slideshow đó là được.
Khai báo Additional Details đầy đủ


LOCAL SEO
Local SEO

Khung nhập thông tin thêm như thế này được dùng để khai báo các thông tin quan trọng mà bạn muốn gửi đến những người xem để họ có thể nhận ra những ưu điểm về doanh nghiệp của bạn. Vì vậy nếu như bạn không muốn khách hàng bỏ lỡ các thông tin quan trọng này thì nên viết đầy đủ vào đây.
Cập nhật nội dung thường xuyên – Hãy tạo blog
Các bạn có biết vì sao blog dễ SEO hơn bất cứ loại hình website nào khác không? Theo như mình nghĩ, là do các bài viết có tính chất cập nhật liên tục và quan trọng hơn nữa là ở mỗi bài blog bạn đều có cơ hội chèn các từ khóa quan trọng để đưa tổng số trang lên top 10 nhiều hơn. Bởi nếu bạn chỉ có một trang duy nhất để giới thiệu doanh nghiệp trên website thì suy ra cho cùng bạn chỉ có thể ở trên top kết quả tìm kiếm một trang. Mà một trang thì không thể chứa quá nhiều từ khóa đứng top.
Vì vậy theo mình nghĩ, các doanh nghiệp nên kết hợp tạo thêm một blog cá nhân và lên kế hoạch riêng để viết bài lên trang blog đó. Bởi thông qua các bài viết chất lượng, các doanh nghiệp luôn có rất nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng và thậm chí là chuyển đổi từ người đọc blog thành khách hàng. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp nên cần tạo blog.
Có một câu hỏi chung là blog dành cho doanh nghiệp thì nên viết gì? Câu trả lời là bạn có thể viết bất cứ cái gì, càng tự nhiên và hữu ích càng tốt vì nó là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng gần gũi hơn. Đây là vấn đề mình đã lưu tâm rất lâu rồi nhưng chưa có thời gian viết một bài hoàn chỉnh, nên mình sẽ viết chi tiết vào vấn đề phát triển nội dung blog cho doanh nghiệp sâu hơn ở một bài viết khác.
Xây dựng backlink
Nói về link building thì các hình thức SEO đều có chung một điểm tương đồng với nhau, nghĩa là có thể xây dựng backlink theo cùng một phương pháp. Tuy nhiên cái khó của các doanh nghiệp là không có thông tin bổ ích để giúp tăng backlink tự nhiên. Vì vậy ngoài các cách xây dựng backlink cơ bản, mình khuyến cáo các doanh nghiệp nên đầu tư hợp lý cho chiến dịch xây dựng backlink của mình bằng một số cách đặc thù như:
– Mua backlink độc quyền, nghĩa là chỉ mua ở 1 vài trang uy tín, thứ hạng cao, cùng nội dung nhưng chỉ có mình bạn mua.
– Tài trợ các cuộc thi trên mạng của các website để họ gắn link vào các bài viết.
– Thuê báo chí viết bài giới thiệu, backlink ở đây thì phải nói là quá chất lượng rồi.
SEO Local và kết luận
SEO Local có thể nói là một phương án tốt nhất và tiết kiệm công sức nhất để đưa các dịch vụ của mình đến với công chúng thông qua phân vùng đối tượng khách hàng riêng biệt. Bạn có thể thấy, ngày nay người dùng thường tìm kiếm một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó luôn luôn kết hợp cùng tên địa phương để họ có thể tìm kiếm một địa chỉ thích hợp cho nhu cầu của mình.
Về tính cạnh tranh thì mình thấy hiện tại Local SEO ở Việt Nam chưa cạnh tranh quá nhiều, bởi nếuSEO theo cách thông thường thì các từ khóa luôn có độ cạnh tranh rất lớn khi phải bao phủ đối tượng khách hàng toàn quốc hay toàn cầu. Vì thế cho nên nếu bạn không phải là một doanh nghiệp bán các sản phẩm sử dụng trực tuyến như phần mềm, hosting, domain, dịch vụ thiết kế web…v.v..thì nên sử dụng Local SEO để dễ dàng lên top hơn.
Kiến thức về Local SEO của mình cũng còn bị giới hạn rất nhiều do chưa có điều kiện thực tập nhiều, nếu các bạn cảm thấy bài viết có chỗ nào sai sót hay bất hợp lý, hãy thẳn thắn góp ý ở phần bình luận để mình có thêm cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn về thủ thuật SEO này.
Chúc các bạn thành công với kế hoạc SEO của mình và không ngừng cập nhật thêm những kĩ thuật SEO mới được giới thiệu trên trang tài liệu Internet marketing của chúng tôi nhé.
Nguồn: Local SEO Infographic
Cách Làm SEO OFFPAGE Hiệu Quả

Cách Làm SEO OFFPAGE Hiệu Quả




off-page-SEO
off-page-SEO -chuẩn

 SEO OFFPAGE

Cách làm SEO Offpage hiệu quả-Như các bạn đã biết để một quá trình SEO thành công cần kết hợp cả 2 yếu tố SEO Onpage và SEO Offpage. Bài viết trước mình đã giới thiệu các bạn cách SEO Onpage để tối ưu một website trên nền tảng Blogger để thân thiện với công cụ , giúp website của bạn được nhanh chóng được tìm thấy bởi các cỗ máy tìm kiếm. Tuy nhiên, SEO không chỉ là tối ưu hóa cấu trúc nội dung trên website (On-Page SEO) mà còn một công việc khác cũng rất quan trọng và được giới làm SEO rất quan tâm đó là SEO Off-Page, tức là làm các công việc ở bên ngoài website để cải thiện thứ hạng (Pagerank) cho website, cụ thể là phương phương pháp xây dựng liên kết (baclinks building). Việc xây dựng backlinks không hề đơn giản như  việc post bài càng nhiều càng tốt mà phải có chiến lược và kế hoạch riêng cho từng bài viết, website mà bạn muốn SEO, mặt khác sự  kiên nhẫn của mỗi người cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công lớn trong xây dựng backlinks nói riêng và quá trìnhSEO nói chung.



off-page-SEO
                                          off-page-SEO -chuẩn

Xây dựng backlinks trong SEO Offpage là gì?

Chắc hẳn đây là một khái niệm các bạn đã nghe nhiều nhưng chưa một lần định nghĩa rõ ràng.
Backlinks nghĩa là các liên kết nối nhiều website lại với nhau. Như mình đã nói ở bài giới thiệu SEO, các bot tìm kiếm có thể đánh chỉ mục của những website được liên kết trong nội dung gốc, nghĩa là nếu có một website khác gắn liên kết của bạn vào bất kỳ nơi nào trong phần nội dung website của họ thì bạn cũng được bọ tìm kiếm ghé thăm và crawl dữ liệu thông qua từ website kia. Do đó, nếu muốn bot tìm kiếm ghé thăm website của bạn nhiều lần thì phải có nhiều backlinks ở những website khác, đặc biệt là các site có thứ hạng cao. Đó là một trong những kiến thức cơ bản của SEO.
Tất nhiên, để có được backlinks không phải đơn giản là vào một website nào đó và quăng đại một liên kết của mình lên. Thời đại bây giờ các bot tìm kiếm và thuật toán của Google đã thông minh hơn nhiều, mặt khác sự phát triển của công nghệ thông tin và kĩ thuật số làm cho các kĩ thuật SEO ko ngừng được update cho phù hơp với các bot tìm kiếm. Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số cách thức xây dựng backlink để bot tìm kiếm có thể tiếp cận vào website của bạn mà chúng ta sẽ cùng tham khảo trong bài viết về SEO Offpage này.

Xây dựng backlinks nội bộ (Internal links hoặc On-site backlinks) kết hợp SEO Onpage.


Đây là một phương pháp được hiểu thành là một phương pháp SEO OnPage nhưng nếu chúng ta đang tìm hiểu các phương thức xây dựng backlinks thì cũng không nên bỏ qua nó. Phương pháp này nghĩa là chúng ta sẽ chèn các liên kết (có liên quan) trong website để liên kết chúng lại với nhau, nó giống như bạn đang viết bài về Hướng dẫn SEO OffPage và bạn có liên kết đến một bài giới thiệu về SEO mà bạn đã đăng từ trước.
Vậy cụ thể là chúng ta nên chèn các liên kết như thế nào để đạt chuẩn bài viết SEO Onpage? Ở đây mình không khuyến khích các bạn chèn các liên kết của những nội dung không liên quan vì nó không chỉ không giúp gì được cho người đọc mà các bot tìm kiếm sẽ không đánh giá cao các liên kết nội bộ đó, vì nó ưu tiên những liên kết có nội dung liên quan trong quá trình làm SEO. Ví dụ bạn đăng một sản phẩm Áo sơ mi thì bạn nên liên kết đến những nội dung khác trên website nói về áo sơ mi để khách hàng dễ dàng tìm được nhiều sự chọn lựa hơn.

Xây dựng backlink bên ngoài-SEO Offpage (External backlinks hoặc Off-site backlinks)


Đây là nội dung chính mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết về SEO Offpage. Vì sao phương pháp này lại quan trọng? Bởi vì nếu website bạn không có một backlinks nào dẫn từ các website khác thì cơ hội được bot tìm kiếm đánh chỉ mục rất thấp, hoặc thời gian index nội dung rất chậm và pagerank của bạn cũng khó mà cải thiện lên được và đây chính là phần quan trọng thứ 2 của 1 quy trình SEO thành công. Bạn phải hiểu đơn giản là như thế này, Google cho rằng nếu website bạn có nhiều liên kết trỏ từ các website khác thì nghĩa là bạn có nội dung có chất lượng, được nhiều người quan tâm và từ đó Google sẽ quyết định tăng thứ hạng cho bạn. Tuy nhiên bạn nên nhớ những website, diễn đàn có chất lượng càng cao càng giúp cho quá trình SEO của bạn mau chóng đạt được mục tiêu đề ra.
Một backlink được gọi là chất lượng thì nó phải được tạo ra hoàn toàn tự nhiên từ các website khác, chất lượng nội dung trong liên kết đó phải thật tốt và được cập nhật thường xuyên, không bị lỗi thời (nếu không thì ai lại đăng liên kết của bạn lên website của họ). Bạn có thể nghĩ đơn giản là bạn có một bài viết hay, người ta thấy có ích nên đưa nó vào bài viết của họ hoặc chia sẻ lên các mạng xã hội. Cái này gọi là xây dựng liên kết thụ động. Nhưng đây không phải là con đường duy nhất để có thể có được nhiều backlinks có chất lượng, bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra các backlinks bằng một số phương pháp thích hợp để chèn liên kết của bạn vào các website khác.
Mục tiêu chính của bạn khi xây dựng backlinks (chủ động) là phải đa dạng hóa những nguồn backlinks của mình, nghĩa là bạn nên kết hợp xây dựng backlinks ở nhiều thể loại website khác nhau như blog, diễn đàn, mạng xã hội..v..v..Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các cách xây dựng backlinks đó sao cho đạt chuẩn SEO Offpage.
Nhưng trước khi bắt tay vào việc xây dựng backlinks thì bạn phải nghĩ đến giá trị của nó, bạn phải biết thế nào là một backlinks có chất lượng và backlinks nào được gọi là rác, mà người ta còn hay gọi là Spam Backlinks, nó có thể làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn theo chiều hướng tiêu cực, làm mất đi những công sức bạn bỏ ra cho các quá trình khác của SEO.

High PR Backlinks và Low PR Backlinks

Xin được nhắc lại, PageRank (PR) nghĩa là thứ hạng website trên máy tìm kiếm và được biểu diễn trong thang số từ 0 đến 10. PR càng cao thì thứ hạng website trên các kết quả tìm kiếm càng cao. Trong khuôn khổ bài viết này mình không nói qua làm thế nào để tăng PR mà chỉ nói đến việc xây dựng backlinks trên các website có PR cao. Đó là công việc chính của SEO Offpage và một khi web của bạn có PR cao nghĩa là đánh dấu sự thành công của chiến dịch SEO của bạn.
Chất lượng backlinks của bạn phụ thuộc vào chỉ số PR của website chứa liên kết của bạn, PR của website đó càng cao thì các backlinks của bạn càng có giá trị và nhanh chóng cải thiện đến thứ hạng của website bạn. Chất lượng backlinks của bạn sẽ là rất tốt nếu như nó xuất phát từ các trang có PR 5 trở lên, chỉ cần bạn có một hoặc hai liên kết đến từ các trang này thôi là các backlinks của bạn sẽ vô cùng có giá trị và ảnh hưởng rất mạnh đến thứ hạng website của bạn (tăng PR, tăng Domain Authority).

Thuộc tính Do-Follow và No-Follow của liên kết





seo-offpage
seo-offpage

Backlinks dofollow nghĩa là một siêu liên kết cho phép các bot tìm kiếm “thâm nhập” vào để crawl dữ liệu của liên kết đó, đồng thời cho phép đánh giá thứ hạng của website chủ dựa trên các liên kết trỏ ra ngoài (outbound link).
Backlinks nofollow nghĩa ngược lại, nó sẽ không được các bot tìm kiếm ghé thăm và cũng không đánh giá thứ hạng website dựa trên những liên kết đó.
Các liên kết dofollow và nofollow làm việc như thế nào?Để đọc nội dung và tìm kiếm nội dung để đưa vào kho lưu trữ của máy tìm kiếm Google, các bot tìm kiếm sẽ đọc thông qua các website, nghĩa là lần mò theo các liên kết trong những website đó. Trong khi làm như vậy, bot tìm kiếm sẽ hiểu rằng một liên kết thông thường nghĩa là một liên kết dofollow, từ đó nó sẽ đọc và đánh chỉ mục những nội dung đó. Trừ các liên kết có thuộc tính nofollow. Thuộc tính nofollow có trong liên kết để xác định cho bot tìm kiếm biết bạn không muốn nó lưu tâm đến những liên kết này và các bot tìm kiếm sẽ tiến hành bỏ qua nó.
Vi vậy, các backlinks chất lượng thì chắc chắn nó không có thuộc tính nofollow trong đó, nó sẽ giúp website bạn cải thiện PR và độ uy tín của domain nhằm có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, nâng cao hiệu quả SEO. Như vậy, để tăng hiệu quả chất lượng của việc xây dựng liên kết thì bạn phải tìm ra các website không gắn thuộc tính nofollow trong đó để không phải uổng công sức vô ích khi cố gắng làm những công việc khác của SEO.

Tips and Tricks

Sử dụng exentions SEOQuake để dễ dàng nhận biết một website có gắn thuộc tính nofollow vào các liên kết outbound hay không.

Một số chiến lược xây dựng backlinks hiệu quả

Như mình đã nói ở trên, xây dựng backlink hiệu quả trong thời buổi hiện đại, thuật toán tìm kiếm ngày càng tinh vi thì không phải đơn giản là “ói” ra một bãi backlinks trên một website nào đó cho phép đăng tải liên kết, nó phải có một số chiến thuật rõ ràng mà chúng ta cần phải bỏ ra một lượng công sức nhất định thì mới đạt hiệu quả cao nhất.Chiến thuật xây dựng backlinks khác nhau tùy vào sở thích và từng đối tượng khách truy cập của mỗi người. Thế nhưng ngoài những chiến thuật “cao tay” thì có 3 chiến thuật xây dựng backlink phổ biến rộng rãi nhất trong SEO Offpage đó là Professional Backlinking, Social Backlinking và Informational Backlinking. Mình không biết dùng cụm từ tiếng Việt nào để giải thích về 3 chiến thuật này, vì vậy mình xin để nguyên cụm từ chuyên môn của dân làm SEO và xin được giải thích dài dòng ở ngay dưới đây.Professional Backlinking là một thủ thuật (nói đúng hơn là chiến thuật) để xây dựng backlink bao gồm thuê báo chí đăng bài và chèn backlinks vào bài viết đó, quảng cáo textlink và gửi website lên các website directory. Lợi thế của chiến thuật này trong SEO Offpage đó là website mau chóng trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, các website báo chí cũng Pagerank rất cao nên bạn cũng sẽ được cải thiện một chút Pagerank của website mình từ các liên kết dofollow trong bài báo. Cách này thì cũng rất tiết kiệm thời gian nhưng nhược điểm của nó là chi phí khá cao, khả năng tương tác nội dung không cao nên ít khi thấy áp dụng trên các website nhỏ lẻ.Social Backlinking bao gồm các phương thức đánh trực tiếp vào những đối tượng khách truy cập của mình bao gồm sử dụng mạng xã hội, bình luận trên blog khác, đưa backlink vào các hồ sơ cá nhân trên các web 2.0 hay đăng bài viết ở các forum. Đây là cách phổ biến nhất trong giới làm SEO vì tiết kiệm chi phí, lấy công làm lời nhưng nhược điểm của nó là chất lượng backlink có thể sẽ không cao vì hiện nay rất có nhiều blog đặt thuộc tính nofollow vào các liên kết ở phần bình luận. Họa may ra thì chỉ còn các forum là còn để thuộc tính dofollow mà thôi nhưng nếu các trang đó có PR thấp thì các backlinks cũng ít ảnh hưởng đến thứ hạng của mình.Informational Backlinking là một hình thức xây dựng backlink khá chuyên nghiệp khi SEO Offpage và tốn rất nhiều công sức nếu muốn đạt được những backlink chất lượng cao. Đây có thể bao gồm một số hình thức như làm guest blogger (viết bài cho các blog khác), xây dựng backlink từ liên kết gãy (broken links building) hay các phương thức khác mà bạn phải tự tạo ra nội dung để điều hướng các backlink của mình. Điểm thuận lợi của các hình thức này là không gây khó chịu cho nhiều người, chất lượng backlink cũng khá cao nhưng không phải ai cũng đủ thời gian và kỹ năng để thực hiện. Đa phần bạn phải có khả năng viết lách thật tốt nếu như muốn người ta vui vẻ chấp nhận các backlinks của bạn trong nội dung và họ cảm thấy rằng nó luôn có ích.

Lời kết

Qua bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu qua về cái gọi là SEO OffPage mà dân làm SEO hay gọi là xây dựng backlink. Theo phân tích và nhận định của nhiều chuyên gia thì xây dựng backlink chiếm khoảng 30% trong các công việc để đưa website lên top Google. Nhưng nếu bạn là người theo chủ nghĩa cầu toàn, không thích rủi ro thì hãy hạn chế xây dựng backlink và chỉ làm mỗi khi cần thiết hoặc một tuần một hai lần, mình cũng đã và đang làm theo hướng đó và thấy cũng có chút hiệu quả và ít khả năng bị rơi vào Google Sandbox.
Quan trọng trước khi bắt đầu SEO hãy lên một kế hoạch cụ thể cho cả SEO Onpage và SEO Offpage, hãy kiên trì và có sự  quan sát cẩn thận, cũng như không ngừng học hỏi các kĩ thuật mới để đạt SEO Onpage và SEO Offpage chuẩn và đem lại thành công cho toàn bộ quá trình SEO.
Tận Dụng Google AdWords Cho Dân SEO

Tận Dụng Google AdWords Cho Dân SEO

quang-cao-google-adwords
Ở Việt Nam hiện tại đang có 2 nhóm đối tượng đang sinh sống và kiếm tiền nhờ Google: AdWordser (đẹp zai) và SEOer (xấu zai), nguyên nhân tại sao lại có sự chênh lệch về “sắc đẹp” giữa 2 đối tượng này, vui lòng theo dõi phía cuối bài viết.
Không lan man nữa, thực trạng hiện nay những ai làm AdWords sẽ “chê ỏng chê eo” là SEO không tốt, SEO mất thời gian… Không kém cạnh, SEOer cũng đáp trả: AdWords chạy tốn tiền, không uy tín, không bền… trong khi SEO lại hoàn toàn miễn phí.
Thôi thì mình cũng chẳng đánh giá xem AdWords hay SEO cái nào hơn, cái nào kém làm gì (trên mạng có cả mả các bài như này rồi), cái mình quan tâm là liệu AdWords và SEO có thể kết hợp với nhau hay không? Và câu trả lời là: CÓ. Thật tuyệt vời!
Mình sẽ đưa ra 1 vài tổng hợp để thể hiện rằng: Google AdWords là vũ khí tối tân nhất cho SEOer, quan trọng là bạn phải biết “sử dụng” nó.

Các dữ liệu vô giá trong AdWords đối với dân SEO

1. Tính năng Phân đoạn

Bằng cách sử dụng tính năng phân đoạn từ khóa, bạn có thể theo dõi được lượt hiển thị, số Click,… (gọi tắt là hiệu suất). Nếu hiệu suất của các từ khóa dạng đối sánh cụm từ & đối sánh rộng tốt hơn hiệu suất của từ khóa dạng đối sánh chính xác => Bạn nên nghĩ tới việc bỏ từ khóa ngắn đi, tập trung SEO các từ khóa dài: dễ SEO hơn, traffic cao hơn…
Sử dụng Phân đoạn Adwords
( BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG PHÂN ĐOẠN THEO THIẾT BỊ ĐỂ XÁC ĐỊNH LIỆU BẠN CÓ NÊN TẬP TRUNG SEO TRÊN SMARTPHONE HAY KHÔNG )

2. Sử dụng bộ lọc AdWords để tách các từ khóa hiệu quả

Sử dụng bộ lọc AdWords giúp bạn nhanh chóng lọc ra các từ khóa hiệu quả ( hiển thị nhiều, Click nhiều, chuyển đổi cao… ) và bổ sung chúng vào danh sách từ khóa SEO của bạn.
Hoặc, bạn có thể lọc ra các từ khóa có ít lượt hiển thị, các từ khóa có lượng Click nhiều nhưng tỉ lệ chuyển đổi thấp… sau đó loại bỏ chúng ra khỏi danh sách từ khóa bạn định SEO.
Ví dụ: Lọc ra các từ khóa có chi phí > 200k & số chuyển đổi <5
Tạo bộ lọc AdWords

3. CTR quảng cáo

Trong AdWords, bạn có thể viết nhiều mẫu quảng cáo trong 1 nhóm quảng cáo. Bạn có cơ hội trải nghiệm và đánh giá nhiều mẫu khác nhau. Tại sao bạn không lưu lại những mẫu có CTR cao, từ đó giúp bạn thiết kế ra những Title, Descripson – những yếu tố khá quan trọng trong SEO. Qua đó, giúp bạn nhận được nhiều Click hơn khi SEO thành công.
CTR= CLICK/ HIỂN THỊ *100 | CTR CAO MINH CHỨNG CHO VIỆC KHÁCH HÀNG THÍCH MẪU QUẢNG CÁO ĐÓ

4. Theo dõi URL đích

Với Google AdWords, bạn có thể theo dõi URL nào mang lại nhiều chuyển đổi, từ đó bạn có thể tập trung 1 số từ khóa để SEO cho URL này. Hoặc cải thiện nội dung trang đích để có cơ hội nhận được hiệu quả cao hơn.

5. Báo cáo tìm kiếm giúp bạn có thêm nhiều từ khóa chất lượng

Khác với Google Keyword Planner, khác với Analytics, khác với các công cụ nghiên cứu từ khóa mà bạn biết, Báo cáo cụm từ tìm kiếm trong AdWords thống kê tất cả những từ khóa mà khách hàng của bạn tìm kiếm trên Google, trước khi họ Click vào quảng cáo của bạn. Đây là dữ liệu vô cùng quý giá bởi:
  • Bạn có thể thấy được những gì mà bạn đã bỏ sót (các công cụ từ khóa sẽ không cho ra được kết quả chính xác đến thế)
  • Dữ liệu mà bạn thấy là của riêng bạn, chỉ bạn mới có. Đối thủ không có!
Lưu lại các từ khóa có lượng hiển thị cao, tỉ lệ chuyển đổi tốt => thêm vào danh sách từ khóa để SEO.
Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm:
Báo cáo cụm từ tìm kiếm
(nhớ chọn khoảng thời gian dài dài chút để thấy nhiều kết quả hơn)
Báo cáo cụm từ tìm kiếm
( các dữ liệu có ích cho bạn trong việc làm Plan SEO )

6. Phân tích, đánh giá hiệu quả từ khóa SEO bằng AdWords

Thời gian triển khai SEO nhanh cũng 2-3 tháng, lâu cũng 6 – 12 tháng. Nếu sau 12 tháng, từ khóa SEO “chễm trệ” trên Top 1, nhưng không có ai mua hàng, không có lượt chuyển đổi… :( => Việc nghiên cứu từ khóa trước khi làm SEO là cực kỳ quan trọng.
Mình không phải dân SEO, nhưng cũng biết rằng 1 số SEOer nghiên cứu đánh giá từ khóa bằng các công cụ từ khóa, và sử dụng KEI làm chỉ số đánh giá. Không rõ chỉ số đó có chính xác hay không, nhưng bản thân là dân AdWords, mình chỉ tin vào các báo cáo thực tế mà tài khoản AdWords hiển thị.
Và lời khuyên rằng, bạn có thể thêm 1 công đoạn nữa vào quy trình mà bạn đánh giá từ khóa SEO là “bỏ tiền ra chạy AdWords”, bỏ ra 1 chút tiền để đánh giá xem từ khóa đó có mang lại hiệu quả (traffic, chuyển đổi) như mong muốn hay không.
Google AdWords hay SEO cũng chỉ là những công cụ giúp bạn tìm kiếm khách hàng, giúp bạn bán hàng. Nếu từ khóa không mang lại giá trị cho bạn, hãy loại bỏ nó, dành thời gian tập trung cho các từ khóa khác.

Việc tiếp theo sau khi bạn đã xử lý ngon lành 6 dữ liệu AdWords vô giá cho SEO là gì?

Xin phép múa rìu qua mắt các SEOer chuyên nghiệp 1 chút, mình nghĩ rằng nội dung sau đây có ích với những ai đang bắt đầu tìm hiểu về SEO, hay AdWords.
Việc tiếp theo sau khi bạn có được danh sách từ khóa là nhóm các từ khóa vào các chủ đề riêng biệt, các từ khóa có liên quan tới nhau:
  • Đối với SEO: Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng cấu trúc Category, Post, Page, Tag…
  • Đối với AdWords: Yếu tố này sẽ tác động trực tiếp tới chi phí Click (do điểm chất lượng bị ảnh hưởng) vào từ khóa.
Ví dụ: Bạn có các từ khóa: áo thu đông, áo thu đông 2013, áo sơ mi giá rẻ, các mẫu áo thu đông đẹp
Bạn có thể nhóm các từ: “áo thu đông, áo thu đông 2013, các mẫu áo thu đông đẹp” thành 1 nhóm. Và một nhóm khác chứa từ khóa “áo sơ mi giá rẻ“.

Tóm tắt lại nội dung bài viết:
  • Sử dụng phân đoạn trong AdWords để lựa chọn nên SEO từ khóa ngắn hay dài, có nên tập trung SEO cho một thiết bị nào đó không?
  • Sử dụng Lọc dữ liệu trong AdWords để lọc ra những từ khóa có hiệu quả cao, từ đó tập trung SEO từ khóa đó. Đồng thời loại đi các từ  khóa không hiệu quả.
  • Viết nhiều mẫu quảng cáo hơn, bạn có thể dựa trên mẫu có CTR cao nhất để viết Title, Descripson cho tối ưu.
  • Theo dõi URL đích có tỉ lệ chuyển đổi tốt, từ đó đặt ra các chiến lược cụ thể SEO cho các Page này.
  • Dùng Báo cáo cụm từ tìm kiếm trong AdWords để biết những từ khóa nào đã được người dùng tìm kiếm trước khi họ Click vào quảng cáo.
  • Nghiên cứu từ khóa khi SEO bằng việc sử dụng dữ liệu từ AdWords – điều mà chưa SEOer nào làm.
  • Làm thế nào để nhóm các từ khóa tối ưu thành các chủ đề riêng biệt, tối ưu cho cả SEO và AdWords?
Theo bạn, sử dụng Google AdWords có tốt cho SEO? SEO mạnh hay AdWords mạnh? Mình nghĩ bạn đã có câu trả lời cho riêng mình, hãy chia sẻ cùng mọi người xuống phía dưới nhé.
P/s: Tại sao lại có những người đẹp trai (AdWordser) và những người xí trai (SEOer)? Một số SEOer có thể sử dụng AdWords làm vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ với những đối thủ của mình => Họ sẽ chiến thắng => Họ sẽ có nhiều tiền hơn nữa (người giàu).
Kỹ thuật SEO và các lỗi thường gặp của SEOer

Kỹ thuật SEO và các lỗi thường gặp của SEOer



ky-thuat-seo
ky-thuat-seo
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai chiến dịch SEO, chúng ta nên hạn chế áp dụng các kỹ thuật SEO đã lỗi thời, không còn hiệu quả. Các lỗi kỹ thuật SEO gây ảnh hưởng đáng kể đến vị trí xếp hạng của website trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm.

1.Thẻ meta chứa quá nhiều từ khóa và chưa được tối hóa triệt để

Trước đây, kỹ thuật SEO tối ưu hóa website đơn thuần chỉ là chèn các cụm từ khóa có liên quan vào các thẻ meta, việc thêm từ khóa vào 1 landing page cụ thể không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu chèn từ khóa dày đặc với các cụm từ trùng lặp thì đây quả là 1 “thảm họa SEO”.
Sau quá trình “nổi đình nổi đám bằng” cách spam từ khóa sử dụng “meta-keyword” thì Google hiện nay không xếp hạng website dựa vào meta-keyword nữa. Tuy meta-keyword vẫn còn giá trị và hữu ích đối với các công cụ tìm kiếm nhưng không còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu và nếu lạm dụng quá mức sẽ làm website rớt hạng trầm trọng.

2.Tiêu đề và Permalink (URL) không chứa từ khóa

Phương pháp tối ưu là tiêu đề và URL nên chứa từ khóa và liên quan đến nội dung bài viết trên landing page. Tiêu đề và URL không nhất thiết phải giống nhau hoàn toàn nhưng ít nhất phải tập trung vào 1 cụm từ khóa chính mà nội dung bài viết đang đề cập tới. Nếu không thể hiện được ý nghĩa từ khóa trong tiêu đề và URL thì những người thực hiện SEO đang lãng phí 1 khoảng thời gian và đương nhiên lưu lượng truy cập vào website sẽ ít hơn rất nhiều so với các website khác thực hiện kỹ thuật SEO hoàn hảo.

3.Sử dụng Javascript hoặc Flash/Ajax

Các nhà thiết kế web thường sử dụng các ngôn ngữ thiết kế mới để website có những tương tác hữu ích với người dùng, tuy nhiên nếu sử dụng các ngôn ngữ này trong phần lớn hoặc toàn bộ nội dung website thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến website. 1 website có thiết kế đẹp và tương tác tốt hơn so với website truyền thống khi sử dụng Flash và Ajax nhưng vô tình lại gặp trở ngại khi xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm vì các công cụ tìm kiếm không thể thu thập thông tin từ những đoạn code của JS, Flash hoặc Ajax.
Việc tối ưu hóa website sẽ thật sự dễ dàng nếu như website mới được xây dựng, nhưng các website đã hoạt động trước khi thực hiện SEO vẫn có cơ hội thành công nếu như định hướng chính xác ngay từ đầu, ngoài việc tập trung xây dựng website, các yếu tố làm nổi bật từng webpage, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến cả nội dung từng trang và cách tối ưu hóa hiệu quả sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng nội dung.

4.Spam từ khóa

Google thật sự ác cảm khi 1 webpage xuất hiện hàng loạt từ khóa bằng cách lặp đi lặp lại hàng chục lần trên tất cả các bài viết, thường được gọi là hiện tượng “nhồi nhét từ khóa”, bằng cách này thì trong nhất thời lượng truy cập vào website sẽ tăng đáng kể nhưng về lâu dài thì không chỉ lưu lượng truy cập website giảm mà toàn bộ website cũng gặp nhiều khó khi cạnh tranh trên các công cụ tìm kiếm.
Vì vậy, tần số xuất hiện của từ khóa chính và các từ khóa liên quan phải được sử dụng 1 cách khéo léo và có liều lượng nhất định để duy trì thứ hạng trong thời gian dài.

5.Spam Backlink

Các SEOer thường tìm và đặt backlink chất lượng trên các blog, diễn đàn,…bằng cách tạo chủ đề và lặp đi lặp lại nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng. Một số người thậm chí tự tạo ra các đối thoại, tự chia sẻ, tự comment,… với mục đích đặt backlink đến website của mình thì việc này khá lãng phí thời gian và công sức, làm như vậy người đọc chỉ xem lướt nội dung của bài đăng và các nhận xét qua loa của người gửi hoặc tình huống xấu hơn là nick đăng nhập diễn đàn có thể bị cấm vĩnh viễn vì tội spam link.

6.Không tối ưu hóa hình ảnh

Thực tế, Googlebot không nhìn thấy hình ảnh trực tiếp nên người làm SEO phải chú trọng vào các thuộc tính “alt” của hình ảnh đặc biệt là thuộc tính alt-text trong bài viết sẽ chiếm lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các thẻ alt-text nên là từ khóa hoặc chứa từ khóa và quan trọng hơn hết vẫn là dùng từ có chọn lọc và thật cẩn thận .

7.Nội dung kém

Một trong các thủ thuật SEO tiêu cực là spam bài viết với nội dung sơ sài mà không đầu tư xứng đáng vào việc kiểm tra chất lượng nội dung thông qua sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, thông tin hữu ích,…điều này sẽ dẫn đến việc xuất hiện tràn lan của các bài viết tệ trên Internet. Google thích các website cập nhật nội dung mới liên tục nhưng không có nghĩa là chú trọng vào số lượng bài viết mà không để ý đến chất lượng nội dung, hãy cố gắng đăng các bài viết hữu ích, chất lượng, dù có ít bài nhưng sớm hay muộn gì thì Googlebot cũng quay trở lại website và nhận định đúng giá trị của từng website.
Tối ưu hóa thẻ Meta Description như thế nào?

Tối ưu hóa thẻ Meta Description như thế nào?





strategy-seo
strategy-seo
Thẻ meata description dùng để miêu tả khái quát nội dung của 1 website, giúp cho người dùng và google hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Google căn cứ 1 phần nào đó vào nội dung (đặc biệt là các từ khóa xuất hiện bên trong thẻ mô tả) để xếp hạng website của bạn. Vậy lợi ích của thẻ mô tả là gì và làm cách nào để tối ưu hóa thẻ mô tả chuẩn nhất. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Công dụng của thẻ meta description:
– Miêu tả nội dung trang một cách chính xác và ngắn gọn.
– Trên trang kết quả tìm kiếm, nó đóng vai trò như một cụm từ quảng cáo ngắn, cho người dùng biết có nên click vào hay không.
– Hiển thị những từ khoá hướng tới, không phải vì mục đích thứ hạng, mà là biểu thị nội dung cho người tìm kiếm. Cũng giống như những đoạn quảng cáo hay, không dễ viết được những thẻ meta description tốt. Nhưng đối với những trang hướng từ khoá, đặc biệt với những kết quả tìm kiếm cạnh tranh, thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines thông qua những trang của bạn. Thẻ meta description quan trọng hơn nhiều so với các từ khoá tìm kiếm thông thường vì ý định của người tìm kiếm thường không rõ ràng và những người tìm kiếm khác nhau có thể có những động cơ khác nhau.
Ví dụ: Khóa đào tạo Seo, Google Adwords, Facebook Marketing với giáo trình khoa học nhất Việt Nam. Ưu đãi giảm 75% học phí chỉ còn 800K. Học trong 16 buổi –  1 thẻ mô tả được viết ngắn gọn, hấp dẫn và chứa các từ khóa phù hợp.
2. Một số quy tắc khi viết thẻ mô tả:
– Luôn luôn miêu tả nội dung trung thực, trừ những nội dung bị cấm. Đừng cố tình lôi cuốn người tìm chỉ bằng các thẻ meta description trong khi nội dung không hoàn toàn thế. Điều này chỉ làm mất thương hiệu của bạn.
– Hạn chế ký tự – hiện tại Goolge cho hiển thị lên tới 160 ký tự, Yahoo là 165 còn MSN lên tới 200. Hãy sử dụng mức thấp nhất của Google, tức là viết thẻ meta decription chỉ nên trong vòng 160 ký tự (bao gồm cả khoảng trống).
– Viết  thẻ mô tả hấp dẫn thu hút người click, trong khi vẫn giữ được tính miêu tả của nó. Một thẻ meta description hoàn hảo cũng giống như một quảng cáo hoàn hảo – đó là tính hấp dẫn và mang thông tin.
– Đảm bảo trên mỗi trang trong Website của bạn phải chứa những thẻ Meta Description có nội dung khác nhau. Tránh trường hợp trùng lặp nội dung giữa các thẻ mô tả.
– Nên sử dụng tiếng việt có dấu.
– Sử dụng các cụm từ có lợi cho khách hàng:  khuyến mại, giảm giá, dịch vụ tốt, chất lượng cao, chăm sóc tận tình… Nhưng không nên quá lảm dụng
– Sử dụng các từ ngữ nhấn mạnh: Duy nhất, số 1…
– Có chứa các từ ngữ mang tính chất hành động ( Mua ngay, click ngay…), Tên sản phẩm đầy đủ –  Thường áp dụng cho các trang bán hàng.
– Chứa tên thương hiệu.
Một thẻ Meta Description được viết tốt nhất nằm trong một câu hoàn chỉnh vàc liệt kê được đầy đủ các  thông tin liên quan đến trang đó. Bạn cũng nên tránh lặp lại các từ khóa quá nhiều lần bên trong thẻ mô tả. Lời khuyên của mình là nên lặp lại tối đa 2-3 lần từ khóa khi viết thẻ mô tả :).
Công thức viết thẻ mô tả cho website bán hàng:




viet-the-mo-ta
cach-viet-the-mo-ta

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách thức tối ưu thẻ mô tả của Trung tâm đào tạo seo Vinamax. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về hướng dẫn tối ưu seo onpage khác tại đây. Chúc bạn thành công.
10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

Những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website.
Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm (search engine) và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy – được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.
SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web – webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.

seo-tools-header
seo-tools-header

1. Google Webmaster Tools google.com/webmasters
Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)….
Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác.
2. Google Analytics google.com/analytics
Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn – việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.
3. Yahoo! Site Explorer siteexplorer.search.yahoo.com
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.
Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.
4. Microsoft IIS SEO Toolkit www.iis.net/expand/SEOToolkit
Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).
IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.
5. AuditMyPC Sitemap Generator www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp
Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.
Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.
Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.
6. SEO Toolbar tools.seobook.com/seo-toolbar
Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.
Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).
Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.
7. Yahoo! YSlow developer.yahoo.com/yslow/
Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.
8. Xenu Link Sleuth home.snafu.de/tilman/xenulink.html
Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.
9. SocialMention socialmention.com
Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.
10. Website Grader websitegrader.com
Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.
Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.
Xin trích lời một chuyên gia: “…SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.
Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.” Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO qua các bài viết đã đăng trên Thế Giới Vi Tính